Trong những loại rượu truyền thống của Việt Nam thì rượu Nếp Đục là loại rượu nhẹ vừa phải, hương thơm mê đắm cùng vị ngọt khó quên đã trở thành thức uống rất được ưa chuộng của nhiều người cho đến nay. Sau đây hãy cùng Ninh Bình Food tìm hiểu về cách làm cũng như cách bảo quản loại rượu này.

Mục lục
1. Rượu Nếp Đục là gì?
Rượu Nếp Đục thường được sử dụng trong các bữa tiệc gia đình hay hội họp,… giúp tình cảm mọi người thêm gắn kết. Tuy nhiên rất nhiều người vẫn chưa tìm hiểu về loại rượu này.
Rượu Nếp Đục hay còn gọi là rượu Nếp Cái, là một loại đồ uống có cồn không tạo ra bằng phương pháp chưng cất. Loại rượu này cũng được làm ra từ gạo nếp bằng cách dùng gạo nếp đồ chín thành xôi, sau đó để nguội và ủ với men thành rượu.

Đặc điểm của rượu:
- Rượu nếp đục có màu trắng đục giống sữa, vẫn giữ nguyên được chất thơm bổ trong từng hạt gạo
- Rượu có vị ngọt của sữa gạo, thơm mùi hương nếp và sự cay nồng trong quá trình lên men
- Nồng độ cồn trong rượu nếp đục khoảng từ 20-30 độ, là mức độ an toàn, phù hợp cho cả nam và nữ uống lai rai và lâu say
Cách Làm Rượu Nếp Đục
Trên thực tế, cách làm rượu nếp đục cũng tương tự như cách làm rượu nếp bình thường. Tuy nhiên sẽ có điểm khác biệt là rượu làm bằng loại men ngọt chứ không phải men đắng như làm rượu chưng cất. Để làm được ra những bình rượu thơm ngon thì không thể thiếu quy trình chọn gạo, lên men, điều chỉnh nhiệt độ,..
2.1. Lựa chọn nguyên liệu làm rượu nếp
Gạo nếp làm rượu:
Đầu tiên là bước chọn gạo, có thể dùng gạo nếp cẩm, nếp cái hoa vàng, tốt nhất là dùng gạo nếp lứt có màu vàng nâu, chưa sát hết cám. Bước này tưởng chừng đơn giản nhưng lại là mấu chốt để có được bình rượu ngon.

Men ủ rượu:
Rượu nếp đục sẽ sử dụng men ngọt để ủ, khác với loại men đắng dùng cho rượu chưng cất. Men này được làm từ nhiều loại thảo dược có đặc tính cay, nóng, nắm được thành nắm nhỏ và ủ cho đến khi nở phồng, chuyển hóa thành dạng nấm. Men rượu có thể làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như riềng, rễ cam thảo, lá ổi xanh, thuốc Bắc,…, tùy vào cách làm của từng người.
Khi ủ men với gạo đã nấu chín, tỷ lệ men và gạo sẽ có sự khác nhau tùy vào khối lượng quả men, nhưng trung bình là 50g men/1kg gạo. Tỷ lệ trộn còn tùy thuộc vào đặc tính của men, thời tiết (trời lạnh phải dùng nhiều men hơn), loại gạo, xôi mềm hay cứng, ý đồ khi ủ rượu,…Men là một yếu tố quan trọng tác động đến hương vị và chất lượng của rượu nếp đục

2.2. Quy trình làm rượu
Gạo sau khi được chọn lọc, ngâm nước rồi để cho ráo nước, đãi sạch, đem đồ lên thành xôi chín. Khi xôi chín, dỡ ra đảo nhanh tay hoặc trùng nước lạnh cho xôi được tơi, sau đó lại bỏ vào chõ đồ lại để xôi chín kỹ, mềm, không bị khô. Xôi đã chín được đổ ra giá, làm tơi.
Men ủ rượu tán thành bột mịn, lọc bỏ trấu, rắc đều vào xôi tơi. Có thể nắm xôi thành các viên nhỏ và rắc men lên.

Dưới đáy dụng cụ đựng trải một lớp lá lót, cho hỗn hợp xôi nếp đã trộn men vào, phù lớp lá bên trên. Sau đó, ủ thật kín và để ở nơi nóng ẩm có nhiệt độ từ 25-35 độ C. Sau một hai ngày, nguyên liệu đã có mùi thơm của rượu, nếu chưa thấy mùi thơm thì cần gia thêm men.

Rượu nếp ủ càng lâu càng có nhiều nước rượu và lượng đường chuyển hóa thành cồn cũng nhiều lên khiến cơm rượu trở nên cay hơn. Để trả lời cho câu hỏi rượu nếp đục để được bao lâu thì có thể nói loại rượu này không nên để quá lâu vì rượu sẽ dần bị chua. Vì vậy, tùy theo thời tiết thường thì ngâm ủ từ 3 đến 5 ngày có thể mang ra dùng. Tuy nhiên nếu làm rượu nếp cái để ngâm chiết thì có thể rải men 3 lần, ủ trong 10 ngày. Sau đó chắt lấy rượu, bỏ bã để ngâm tiếp.

Tham khảo: Rượu Kim Sơn 40 độ làm rượu nếp đục
3. Những Lưu Ý Khi Uống rượu
Khi uống bất cứ loại rượu nào, chúng ta cũng cần quan tâm đến chất lượng thì đây là loại rượu được làm từ gạo nếp có chất lượng cao, vị ngọt thanh, màu trắng đục của sữa gạo và hương thơm của lúa nếp. Nếu rượu nếp đục được sản xuất theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì uống vào sẽ không đau đầu, êm dịu và dễ uống. Lưu ý, khi rượu đã chín ( từ 3-5 ngày ngâm ủ), nếu muốn bảo quản rượu lâu hơn thì cần thêm rượu để ngâm cùng

Giá rượu Nếp Đục trên thị trường dao động vào khoảng 80.000đ – 100.000đ / 1l, thường được làm bởi những nguyên liệu tốt, loại 1, quy trình sản xuất nghiêm ngặt bởi các nghệ nhân có nhiều năm kinh nghiệm nên khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng tại Ninh Bình Food. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều loại rượu chưa được kiểm định, bán tràn lan nên khách hàng hãy xem xét kỹ trước khi mua những sản phẩm này.

Đặc biệt lưu ý, khi ngâm ủ tránh để không khí vào dẫn đến nấm mốc và vi khuẩn phát triển, rượu ủ sẽ không thành công
4. Cách bảo quản rượu nếp đục
Rượu nếp đục nếu bảo quản tốt có thể để được từ 2-3 năm. Để rượu giữ được vị ngọt, thanh, cay nồng, không váng, ngon chuẩn vị thì hãy nằm lòng cách bảo quản dưới đây:
- Bảo quản rượu ở nơi thoáng khí, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Bảo quản trong bình sứ, bình thủy tinh kín đã làm sạch và lau khô. Không nên dùng bình nhựa vì rất dễ gây hiện tượng oxy hóa, không tốt cho sức khỏe.
- Nên hạ thổ để rượu ngon hơn và để được lâu hơn hoặc dễ dàng hơn là để trong tủ lạnh cho quá trình lên men chậm lại.

Trên đây, chúng ta vừa tìm hiểu về cách làm, cách bảo quản rượu nếp đục ngon. Bạn đọc quan tâm đến rượu nếp đục tại Hà Nội, xin liên hệ vào hotline 089.8989.869 hoặc 0986.920.731 để được giải đáp thắc mắc mua hàng nhanh nhất.
Tham khảo: Cách phân biệt rượu thật và rượu pha cồn